Kẹo hồ lô - món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của người Trung Quốc

02/11/2018

Khi  mùa đông về cũng là lúc những xiên kẹo hồ lô với màu sắc sặc sỡ được bày bán khắp các con phố nhỏ của Bắc Kinh. Kẹo hồ lô có phần nhân được làm từ hạt dẻ, quất, hay táo gai, phần vỏ ngoài là những loại hoa quả khác nhau như dâu tây, dứa, kiwi, cuối cùng được bọc qua một lớp nước đường caramel. Du khách sẽ không thể quên được hương vị ngọt ngào hòa quyện với vị trái cây yêu thích khi nếm thử món ăn này.

►►►Xem thêm: TOUR DU LỊCH THƯỢNG HẢI - BẮC KINH - TÔ CHÂU - HÀNG CHÂU 7 NGÀY 6 ĐÊM

Với người dân Trung Quốc nói chung và người dân Bắc Kinh nói riêng, tuổi thơ của họ gắn liền với vị ngọt của những xiên kẹo hồ lô. Tiếng rao với tiếng xe đạp lóc cóc trên những con ngõ nhỏ thâm trầm của Bắc Kinh trong màn sương sớm, những xiên kẹo đỏ rung rinh theo sau nhịp guồng xe đã trở thành vẻ đẹp không thể lẫn vào đâu của thành phố này.

Lịch sử lâu đời của kẹo hồ lô
Theo truyền thuyết ghi lại thì kẹo hồ lô ra đời cách đây hơn 800 năm, bắt đầu từ đời nhà Tống (960 - 1279). Lúc này, một trong những phi tần của hoàng đế Tống Quang Tông (1147 - 1200) bị mắc một căn bệnh nan y khó chữa mà nhiều thái y giỏi trong triều đình phải bỏ cuộc.

Thế nhưng, lúc này trong dân gian xuất hiện một vị thần y đã mang đến phương thuốc khá lạ để chữa bệnh cho nàng phi tần này. Phương thuốc này chỉ đơn giản là sử dụng những quả táo gai nhúng vào nước đường đun nóng và cho người bệnh ăn từ 5 - 10 viên trước mỗi bữa ăn.

Chỉ sau 2 tuần, quả nhiên phương thuốc này đã phát huy tác dụng kỳ diệu trước sự ngỡ ngàng của thái y và các vị quan trong triều. Từ đó, phương thuốc này được lan truyền rộng rãi và kẹo hồ lô bắt đầu phổ biến trong dân gian như một món ăn vặt vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

Vì sao có tên là kẹo hồ lô?
Thật ra, hình dạng ban đầu của kẹo hồ lô không phải như những xiên kẹo bây giờ. Khi mới ra đời, hình dáng của những xiên hồ lô chỉ có 2 viên táo mà thôi, viên nhỏ nằm trên, viên to hơn nằm bên dưới. Từ hình ảnh này khiến người ta liên tưởng đến quả hồ lô nên tên gọi kẹo hồ lô cũng xuất hiện từ lúc này.

Thế nhưng, dần về sau này, người Trung Quốc bắt đầu cho thêm các viên kẹo vào que xiên, mỗi xiên có thể lên đến 8 - 10 viên nên trông càng hấp dẫn hơn. Trong dân gian thời xưa ở Trung Quốc, không chỉ có trẻ em mà ngay cả những người lớn tuổi cũng bị cuốn hút với các xiên kẹo ngọt màu sắc đỏ óng vô cùng hấp dẫn này.

Ý nghĩa của kẹo hồ lô trong văn hóa Trung Quốc
Bên cạnh vị ngọt thanh khó cưỡng thì những viên kẹo hồ lô đỏ rực còn tượng trưng cho sự may mắn, tốt lành. Do đó, người Trung Quốc còn quan niệm rằng, ăn kẹo hồ lô cũng có tác dụng xua đuổi vận xui và mang lại may mắn, tốt đẹp cho người ăn. Ngoài ra, hình ảnh những viên kẹo tròn trịa, căng đầy và đỏ rực còn tượng trưng cho sự viên mãn, đầy đủ, sung túc.

Mặc dù, kẹo hồ lô là món ăn vặt có mặt quanh năm ở Trung Quốc, thế nhưng với ý nghĩa đầy tốt đẹp nêu trên đã khiến cho kẹo hồ lô được bán rầm rộ ở Trung Quốc vào dịp đầu năm mới. Người Trung Quốc còn có thói quen mua kẹo hồ lô tặng các trẻ nhỏ với ý nghĩa mong các bé khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn.

Đặc biệt, ngày mùng 9/1 hàng năm còn được chọn làm ngày lễ hội kẹo hồ lô ở Thanh Đảo. Lễ hội kẹo hồ lô thường kéo dài cả tuần và thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước lẫn ngoài nước kéo đến tham gia.

Kẹo hồ lô ngày nay ở Trung Quốc có nhiều thay đổi
Nếu như ngày xưa, kẹo hồ lô chỉ dùng những quả táo gai đỏ rực làm nhân thì ngày nay người Trung Quốc còn sáng tạo và đa dạng thêm hương vị của kẹo hồ lô bằng các loại nguyên liệu khác như quả quất vàng, hạt dẻ, hạt chà là...

Ngoài ra, đôi khi kẹo hồ lô của Trung Quốc còn được phá cách bằng các loại trái cây như dâu tây, dứa, nho khô, kiwi và cả socola rắc đường hạt... Mặc dù màu đỏ nguyên thủy của kẹo hồ lô đã đủ hấp dẫn nhưng nếu điểm thêm vài viên kẹo hồ lô hiện đại thì càng khiến xiên kẹo trở nên đầy màu sắc và càng bắt mắt gấp bội.

Nguồn: sưu tầm


TIN TỨC LIÊN QUAN

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

30/10/2017

Nói về sự tĩnh lặng, yên bình thì ít nơi đâu có thể sánh bằng khung cảnh tại cổ trấn Phượng Hoàng.  Phượng Hoàng là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam.

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

11/11/2017

Thiên Môn Sơn là một ngọn núi nằm trong vườn quốc gia Núi Thiên Môn,Trương Gia Giới, ở tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ngọn núi này rất nổi tiếng với con đường trên trời và hệ thống cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là "cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới”.

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

21/11/2017

Cây cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới vừa được mở cửa ở núi "Avatar", trong công viên Zhangjiajie ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Công trình này chỉ cho phép 8000 người tham quan mỗi ngày. Nhiều du khách phải xếp hàng qua đêm để chiêm ngưỡng cây cầu độc đáo này.

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

23/11/2017

Thang máy Bách Long với thành bằng kính trong suốt được xây dựng cạnh núi đá sa thạch anh nằm ở khu tham quan Ngũ Lăng trong vườn quốc gia Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

28/11/2017

Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa cổ kính vừa thơ mộng của các tòa nhà gỗ cổ hơn ngàn năm dọc hai bên bờ Đà Giang. Và hơn thế nữa, cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam nay được bao bọc bởi các dãy núi và vô số câu chuyện huyền hoặc về tộc người Miêu.

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

05/12/2017

Phượng Hoàng rất đẹp, nên dù bạn đi mùa xuân, hạ, thu hay đông thì mỗi mùa đều có nét diễm lệ khác nhau.

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

27/12/2017

Cây cầu kính dài nhất thế giới với 488 m,rộng 4 m, treo lơ lửng ở độ cao 218 m, nối liền hai vách đá thẳng đứng , đang thu hút sự quan tâm của du khách.

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

03/01/2018

Trong Tử Cấm Thành, không có một nơi cụ thể nào tên là Lãnh Cung, nhưng địa điểm đáng sợ này thực sự tồn tại trong nhiều triều đại. Dưới đây là những bí mật về Tử Cấm Thành mà trang Visitbeijing đã tổng hợp lại, trong đó có một số điều du khách hay lầm tưởng.

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

18/01/2018

Tây Hồ (Hàng Châu) hay còn được biết đến như Tam Đàn ấn nguyệt, Nhị Đê, Tam Đảo, Nhất Núi, Ngũ Hồ. Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía tây của thành phố Hàng Châu, tọa lạc ở tỉnh Chiết Giang thuộc phía đông của Trung Quốc.