Khám phá cung điện mùa hè Di Hòa Viên - Bắc Kinh

19/11/2018

Hiện lên giữa thủ đô Bắc Kinh huyền thoại là một cung điện nguy nga và tráng lệ, một công trình kiến trúc đậm chất nghệ thuật, sản phẩm của bàn tay con người và thiên nhiên, một cung điện mùa hè Di Hòa Viên.



Bóng hình cây cầu 17 nhịp Thập Thất Khổng kiều soi mình bên dòng nước phẳng lặng

Với lịch sử tồn tại trên 800 năm, Di Hòa Viên trải qua nhiều đời vua chúa đầu tư xây dựng và tu sửa. Những nền móng đầu tiên được xây dựng từ đời nhà Tấn, với tên gọi là Kim Sơn Cung. Đến năm 1750, cũng chính nơi này vua Càn Long đã xây Thanh Y Viên để mừng sinh nhật mẹ ông. Thanh Y Viên được thiết kế xây dựng hoành tráng, tráng lệ nhưng tiếc thay đến năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ 500 vạn lạng bạc vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đổi tên thành Di Hòa Viên cho đến ngày nay. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hy hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên với những khung cảnh mà chúng ta thấy hiện nay. 

>>> Tham khảo: TOUR DU LỊCH THƯỢNG HẢI - BẮC KINH - TÔ CHÂU - HÀNG CHÂU 7 NGÀY 6 ĐÊM


 

Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hy tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh. 

Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơnhồ Côn Minh. Tên của hai khu này được Hoàng đế Càn Long thứ 15 đặt và được gìn giữ đến ngày hôm nay. Khi đó đích thân ông đã đặt tên cho Ung Sơn thành “Vạn Thọ Sơn” phía trước xây dựng ngôi chùa có tên “Đại Báo Ân Diên Thọ Tự”. Lại đổi “Ung Sơn Bạc” thành “Côn Minh Hồ” lấy tích ngày xưa Hán Vũ Đế cho đào “Côn Minh Trì” thao luyện thủy quân rồi đánh bại Điền Trì.

Lúc đó công trình này là do Đại Kiến Trúc Sư của cung đình Lôi Đình Xương chủ trì. Với ý nghĩa muốn chúc Từ Hy Thái Hậu tròn 60 tuổi, hoàng đế đã cho xây dựng hoa viên theo một bố cục chặt chẽ và thể hiện ý tưởng phong thủy “Phúc Lộc Thọ”. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc đã giải mã được bố cục đặc biệt của Di Hòa Viên. 

Trong bố cục, hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn quan, cửa này nằm ở góc phía bắc Di Hòa viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh. Dãy hành lang dùng làm đường đi lại men theo hồ Côn Minh ngay sát chân Vạn Thọ sơn thì giống như đôi xương cánh của một con dơi đang dang ra. Đường hành lang ở bờ bắc hồ Côn Minh thì rõ ràng là hình một cánh cung mà phần thâm nhập vào lòng hồ hình thành phần đầu của con dơi, phần nhô ra một cách đơn độc được dùng làm bến thuyền cho khách du ngoạn hồ Côn Minh chính là mõm của con dơi đó. Hai bên tả hữu rẽ từ đường hành lang này vươn dài ra là đôi cánh dơi.


Hồ Côn Minh như tấm gương phản chiếu một Di Hòa Viên tráng lệ

Ngay phía mái hiên nhà Ngư Tảo tạo thành đôi móng chân trước, núi Vạn Thọ và cái hồ phía sau tạo thành thân con dơi khổng lồ. Còn Thập Thất Khổng kiều – cây cầu 17 nhịp liên hoàn ở phía đối diện Vạn Thọ sơn. Cây cầu đá này rộng 8 m, dài 150 m. Trên lan can cầu là hơn 500 tác phẩm điêu khắc sư tử đá với hình hài, và nét biểu cảm hoàn toàn khác nhau. Nằm trong tổng thể kiến trúc thì cây cầu chính là chiếc cổ của một con rùa đang vươn dài, mà đầu của nó chính là hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh.

Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Hoa thì quả đào tượng trưng cho Lộc, con dơi tượng trưng cho Phúc, còn rùa tượng trưng cho Thọ. Như vậy cấu trúc tổng thể của Di Hòa viên ẩn trong nó cả 3 điều mà Từ Hy Thái Hậu mong muốn là Phúc Lộc Thọ đã được thể hiện bằng những hình tượng tuyệt vời. Phải chăng chính cấu trúc này là điểm khác biệt cực kỳ đặc sắc mà không có ở bất cứ một công viên nào khác tại Trung Quốc cũng như trên thế giới.



Tượng Kim Ngưu nằm phía bờ đông Hồ Côn Minh, và phía đông bắc cầu Thập Thất Khổng, được đúc bằng đồng vào năm 1755, tương truyền có thể ngăn chặn lũ lụt.

Di Hòa Viên có thể nói là đã tập hợp được toàn bộ nghệ thuật một khu vườn thượng uyển cho các vua chúa khi xưa thưởng ngoạn cảnh đẹp. Di Hòa Viên với núi, sông và các kiến trúc đặc sắc tạo thành một khu vườn với những thủ pháp tinh diệu, đúng như chuẩn mực của nghệ thuật vườn cảnh theo phong thủy Trung Quốc xưa: : “Tuy Do Nhân Tác, Uyển Tự Thiên Khai – Tuy Do Người Làm, Mà Như Trời Tạo”. 
Quả thật đúng như ý nghĩa là “khu vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa”, Di Hòa Viên vào mùa hè thì gió mát thổi từ mặt hồ tạo cảm giác thoải mái, xua tan đi bao nóng bức, oi nồng đến khó chịu của mùa hè. Còn mùa xuân hoa đua nhau khoe sắc, mùa thu lối đi dạo trải thảm vàng xác lá, mùa đông hồ Côn Minh mờ ảo trong màn băng tuyết trắng xóa như thế giới xa xăm nào đó. Thật là nơi đáng để thưởng ngoạn cảm giác được hòa mình cùng thiên nhiên, trầm trồ trước một khung cảnh hưởng thụ xa hoa nhưng cũng thật gần gũi. 

Ngày nay, khi du khách đến với Di Hòa Viên ngoài việc thưởng ngoạn cảnh đẹp, mà còn có thể được thưởng thức những món ăn ngon, đặc sắc theo phong cách cung đình và lắng nghe tiếng chim Vàng anh hót tại Thính Li Quán. Khi xưa nơi đây được vua Càn Long và Từ Hy Thái hậu dùng để nghe chim vàng anh hót và đãi yến tiệc, ngày nay được dùng để tiếp nhiều vị nguyên thủ quốc gia có dịp đến với Trung Quốc, Di Hòa Viên. 

Và có thể mua những món quà lưu niệm ghi dấu Di Hòa Viên được bày bán tại Con đường mua bán Tô Châu. Con đường này nằm ở hai bên bờ con sông dẫn nước vào hồ, được xây dựng theo kiến trúc sông nước Giang Nam.

Nguồn: Sưu tầm


TIN TỨC LIÊN QUAN

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

Xuôi dòng Đà Giang chiêm ngưỡng Phượng Hoàng Thành

30/10/2017

Nói về sự tĩnh lặng, yên bình thì ít nơi đâu có thể sánh bằng khung cảnh tại cổ trấn Phượng Hoàng.  Phượng Hoàng là tên một cổ trấn của Trung Quốc nằm tại huyện Phượng Hoàng, Châu tự trị người Thổ Gia, người Miêu Tương Tây ở phía tây tỉnh Hồ Nam.

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

Khám phá cung đường hiểm trở dẫn tới cổng trời ở Thiên Môn Sơn

11/11/2017

Thiên Môn Sơn là một ngọn núi nằm trong vườn quốc gia Núi Thiên Môn,Trương Gia Giới, ở tây bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ngọn núi này rất nổi tiếng với con đường trên trời và hệ thống cáp treo tại Thiên Môn được tuyên bố trong các ấn phẩm du lịch là "cáp treo dài nhất tại một ngọn núi cao nhất trên thế giới”.

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

Đến Trương Gia Giới ngắm cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới Glass Brigde

21/11/2017

Cây cầu thủy tinh cao và dài nhất thế giới vừa được mở cửa ở núi "Avatar", trong công viên Zhangjiajie ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Công trình này chỉ cho phép 8000 người tham quan mỗi ngày. Nhiều du khách phải xếp hàng qua đêm để chiêm ngưỡng cây cầu độc đáo này.

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

Cận cảnh thang máy Bách Long đáng sợ nhất thế giới ở Trung Quốc

23/11/2017

Thang máy Bách Long với thành bằng kính trong suốt được xây dựng cạnh núi đá sa thạch anh nằm ở khu tham quan Ngũ Lăng trong vườn quốc gia Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

Sương khói thành cổ Phượng Hoàng

28/11/2017

Phượng Hoàng cổ trấn nổi tiếng vì vẻ đẹp vừa cổ kính vừa thơ mộng của các tòa nhà gỗ cổ hơn ngàn năm dọc hai bên bờ Đà Giang. Và hơn thế nữa, cổ trấn nằm ở phía Tây tỉnh Hồ Nam nay được bao bọc bởi các dãy núi và vô số câu chuyện huyền hoặc về tộc người Miêu.

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

Vì sao Phượng Hoàng cổ trấn hút hồn du khách đến vậy

05/12/2017

Phượng Hoàng rất đẹp, nên dù bạn đi mùa xuân, hạ, thu hay đông thì mỗi mùa đều có nét diễm lệ khác nhau.

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

Xuất hiện cầu kính dài nhất thế giới ở Trung Quốc

27/12/2017

Cây cầu kính dài nhất thế giới với 488 m,rộng 4 m, treo lơ lửng ở độ cao 218 m, nối liền hai vách đá thẳng đứng , đang thu hút sự quan tâm của du khách.

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

Những bí mật ở Tử Cấm Thành - Trung Quốc

03/01/2018

Trong Tử Cấm Thành, không có một nơi cụ thể nào tên là Lãnh Cung, nhưng địa điểm đáng sợ này thực sự tồn tại trong nhiều triều đại. Dưới đây là những bí mật về Tử Cấm Thành mà trang Visitbeijing đã tổng hợp lại, trong đó có một số điều du khách hay lầm tưởng.

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

Tây Hồ - Viên ngọc quý của Hàng Châu - Trung Quốc

18/01/2018

Tây Hồ (Hàng Châu) hay còn được biết đến như Tam Đàn ấn nguyệt, Nhị Đê, Tam Đảo, Nhất Núi, Ngũ Hồ. Là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía tây của thành phố Hàng Châu, tọa lạc ở tỉnh Chiết Giang thuộc phía đông của Trung Quốc.