Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

28/12/2017

Nhớ tuốt lá cho mai về kịp tết.
Kẻo giao thừa thiếu hẳn một mùi hương.
Mai vàng nở như em về đúng hẹn.
Áo vàng phơi sáng rỡ cả con đường.
Anh tuốt lá đợi mai về ngày tết.
Chở mùa xuân trên mỗi đóa vàng tươi.

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Khi những cành đào ở phía bắc hé sắc đỏ báo hiệu xuân về, thì những cánh mai vàng nở trong nắng ấm cũng cho thấy Tết đã về với miền đất phương Nam. Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong  tục, tập quán mang đậm hương sắc vùng miền.

Hãy cùng Du lịch Rồng Á Châu tìm hiểu Phong tục đón Tết của người dân Nam Bộ dưới đây nhé:

1. Chợ Tết trên sông

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Một nét đặc trưng của miền Nam chính là “Chợ nổi” mà ai cũng biết, người dân ở đây gắn cuộc đời với sông nước. Vào những ngày giáp Tết như được thổi hồn vào mà chợ cũng trở nên tất bật, nhộn nhịp hơn. Rồi thuyền lớn, thuyền nhỏ nối nhau trên sông đầy ắp hàng Tết như hoa quả, bánh kẹo, các thức quà ngày Tết. Rất dễ dàng để đi chợ nơi đây khi đêm cũng như ngày chợ đều không vắng hàng.
Những câu hò, vè được cất lên trên những chiếc thuyền  rộn ràng ngày Tết như mang đến không khí tươi mới quên mệt mỏi cho người dân Nam Bộ. Những sản vật của dòng sông Mekong đem lại cộng với ánh nắng ấm áp luôn mang đến nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

2. Chợ hoa ngày Tết

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Cũng giống với người miền Bắc, thú vui chơi hoa vào những ngày Tết của người miền Nam cũng rất thú vị. Những chậu hoa, cây kiểng được bày bán khắp chợ với những chậu hoa vạn thọ, cúc hay tuy – lip, phong lan…những chậu hoa này tuỳ vào số tiền có trong túi để mọi người lựa chọn.
Trên mỗi chiếc thuyền là những chậu hoa được vận chuyển trên hệ thống sông nước. Người miền Nam rất yêu hoa, họ thường để dành những khu vườn rộng để trồng hoa và chăm chút chờ dịp hoa khoe sắc vào Tết mang đến sự may mắn cho mọi người.
Nếu người dân miền Bắc chọn loài hoa đào để đem lại may mắn thì người dân nơi đây chọn cho mình những chậu cây hay nhành hoa mai với sắc vàng rực rỡ.
Ngoài ra phía trước nhà của mọi người dân Nam Bộ ngày tết lúc nào cũng có vài chậu bông thọ tượng chưng cho tuổi thọ, sức khỏe, bông thọ được để lên bàn cúng vào các ngày như cúng ông táo, rước ông bà, ra mắt ông bà…

3. Mâm ngũ quả

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Mâm ngũ quả của người miền Nam không bao giờ có chuối, vì loại quả này tên gọi có âm giống từ “chúi” thể hiện sự nguy khó. Quả cam cũng không được có mặt trong mâm ngũ quả ngày Tết, vì câu “quýt làm cam chịu”. Mâm ngũ quả thường gồm các loại trái như mãng cầu, dừa, đu đủ, sung vì nó tượng trưng cho “Cầu vừa (dừa) đủ sung”. Nếu không tìm được sung thì có thể chưng xoài hoặc thơm. Gần đây có phát hiện thêm qủa Dư cũng được trang trí trên mâm ngũ quả cầu mong được dư dã, sung túc.
Ngoài ra trên bàn thờ nhà nào cũng đều có cặp dưa hấu đỏ hoặc vàng. Dưa  hấu lựa chưng tết là dưa hấu quả tròn, đẹp , hai quả phải cân xứng nhau.
Ngoài bàn thông thiên cũng để 1 quả dưa hấu hay 1 quả bưởi để chưng tết.


4. Mâm cỗ ngày Tết
Mâm cỗ Tết của miền Nam thường có nhiều đồ nguội do thời tiết nắng nóng. Hầu như nhà nào cũng có ba món cơ bản là bánh tét, bánh tráng và nồi thịt kho tàu, dưa cải trong mấy ngày tết. Trong suy nghĩ của người phương Nam, bánh tét tượng trưng cho sự ấm no từ đời này qua đời khác.
Đặc trưng của Nam bộ đó là món bánh tét lá cẩm tím vừa thơm ngon lại vừa thẩm mỹ vì chỉ dành riêng cho những dịp lễ quan trọng của năm mà không nơi nào có được.
Dù giàu hay nghèo, người miền Nam cũng không thể thiếu những món ăn ngày tết truyền thống từ lâu đời. Món thịt kho tàu là thịt ba rọi (ba chỉ) thái to khoảng trên bốn phân nấu chung với một trái dừa xiêm để thịt kho lạt đi, ăn được to miếng. Thịt hầm từ bắp đùi hầm nhừ với vài vị thuốc Bắc. Có thể thêm vào hột vịt luộc gọi là thịt kho hột vịt. Còn có món khổ qua dồn thịt heo rồi hầm như hầm thịt. Các món truyền thống này chỉ cúng và ăn tới chiều mồng hai, sáng ngày mồng ba sẽ cũng và ăn món khác phải như gà, cá.

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Món ăn chơi ngày tết còn có bánh tráng: Có loại  bánh tráng nhúng để cuốn ăn với thịt, rau, cá…ăn trong bữa cơm còn bánh tráng nướng hoặc bánh tráng sữa

5.Lễ nghi ngày Tết

Phong tục đón tết cổ truyền ở miền Tây Nam Bộ

Giáp Tết, các gia đình sẽ tổ chức đi chạp mộ để tỏ lòng “uống nước nhớ nguồn” với những người đã khuất. Chiều 23 tháng chạp đưa ông Táo về trời. Ngày 30 làm một mâm cơm cúng tổ tiên, gọi là lễ “rước ông bà”. Cho đến khi hết Tết khói hương trên bàn thờ gia tiên lun nghi ngút và sau đó đến ngày mồng 3 tháng Giêng thì làm lễ “đưa ông bà”. Trước giao thừa, các gia đình thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên). Lễ vật cúng giao thừa ngoài hương hoa quả phẩm còn có thêm quả dừa, bánh phồng, bánh tráng con gà trống luộc.
Mâm cơm cúng tất niên chiều 30 tết, thường quy tụ đủ mặt mọi người thân trong gia đình. Theo quan niệm của người Nam Bộ mỗi năm có một ông Hành Khiển coi việc nhân gian, hết năm thì thần nọ bàn giao cho thần kia, nên cúng tế, đốt pháo là để tiễn đưa ông cũ và đón ông mới. Đêm 29-30 là lúc vui nhất, mọi người thức đón giao thừa, ăn uống, trò chuyện… rất huyên náo. Ba ngày tết là ba ngày vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Một tập quán phổ biến là trong những ngày đầu năm, mọi người đều chỉ nói ra những lời hay, ý đẹp, gặp nhau chào mừng, hy vọng mọi điều như ý. Bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ đi.

6. Những điều cần chú ý trong ngày Tết đối với người miền tây Nam Bộ
Nên: Trước ngày 29 tết tất cả các lu, hủ chứa gạo, chứa nước, muối phải được đổ đầy để mong một năm đầy đủ. Nhà cửa phải được quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp.
Trong ngày đón giao thừa mọi người đều trang bị cho mình một bộ quần áo mới, tắm rửa gội đầu sạch sẽ, tiền để trong túi với hy vọng cả năm đều mới mẻ và tiền đầy túi.

Những điều cấm kỵ:
! Xông đất
Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông đất ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.

! Không quét nhà vào ngày mùng 1
Trước Tết các gia đình đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng nên vào ngày Tết không cần dọn dẹp nữa. Những ngày đầu năm, các gia đình đều kiêng quét nhà bởi theo quan niệm nếu quét nhà là sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa.

! Không đổ rác ngày mùng 1
Phong tục này xuất phát từ câu chuyện của người Trung Quốc. Truyện kể rằng, ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó. Nên người Việt Nam quan niệm nếu đổ rác ngày mồng Một thì cũng hết tài lộc của gia đình.

! Không cho lửa đầu năm
Lửa tượng trưng cho đỏ, cho sự may mắn nên vào những đầu năm, mọi người đều kiêng kỵ cho lửa người khác.

! Không cho nước đầu năm
Nước là một trong những nguyên tố khởi nguyên của vũ trụ nên người Việt Nam quan niệm, nước tượng trưng cho sự sinh sôi ” Tiền vào như nước”. Hình ảnh nước đầy ăm ắp tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, mát lành

! Không đi chúc tết sáng mùng 1
Người Việt Nam thường tránh đi chúc Tết sáng đầu năm vì không muốn xông đất nhà người khác. Với người Việt Nam người xông đất rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả gia đình trong một năm. Ngày mồng một Tết người Việt Nam thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân.

! Không làm đổ vỡ đồ dùng
Người Việt Nam quan niệm đổ vỡ đồ dùng trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên rất kiêng kỵ.

! Không mặc quần áo màu đen – trắng
Với người Việt Nam, màu đen – trắng tượng trưng cho sự tang tóc nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.

! Không vay mượn đầu năm
Ngày đầu năm đều tránh cho vay, đi vay, đòi nợ hay trả nợ. Vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.

! Không xuất hành ngày mùng 5
Ngày mồng Năm là ngày nguyệt kỵ, người Việt thường không xuất hành đầu năm vào ngày này. Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”, người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

! Kiêng có tang vào ngày mùng 1
Ngày mồng Một là ngày vui của tất cả mọi người nên những nhà nào có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng ba ngày, nếu có người mất đúng vào ngày mồng Một thì gia chủ sẽ không phát khăn tang ngay mà để sang sáng mồng Hai, còn nếu nhà có người mất vào ngày 30 thì gia chủ thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó tránh để sang ngày mồng Một. Những gia đình có tang tránh đi chúc Tết, thăm hỏi người khác.

! Kiêng nói điều xui
Ngày đầu năm mọi người chỉ nói những điều may mắn, vui vẻ cho cả một năm.

! Kiêng treo tranh xui
Không treo những bức tranh như đánh ghen, đi kiện, treo những bức tranh tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi, phát đạt.

! Kiêng mua đồ xui
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng 1 với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.

! Không tranh cãi, bất hòa
Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Người lớn tránh quát mắng, trẻ con không khóc lóc để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

! Kiêng giặt quần áo vào mùng 1, mùng 2
Theo tín ngưỡng dân gian, hai ngày đầu năm là ngày sinh của thủy thần nên cần kiêng giặt quần áo để không mạo phạm đến thần, dẫn đến gặp xui xẻo. Thực ra, người xưa chẳng có nhiều quần áo để giặt, và ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, tiết trời lạnh, việc ngừng giặt hai ngày cũng chẳng mấy ảnh hưởng đến họ.

! Kiêng mở tủ vào mùng 1
Dù là loại tủ gì, kể cả tủ quần áo, cũng không nên mở vào ngày mùng 1 Tết, bởi việc này sẽ làm thất thoát tiền tài và vận may suốt cả năm. Vì thế, người xưa thường chuẩn bị sẵn quần áo cần mặc, treo ra ngoài trước giao thừa.

! Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa
Việc đứng hay ngồi  trước cửa chính trong dịp năm mới không chỉ vô duyên mà còn được coi là hành động gây phương hại đến vượng khí gia đình. Luồng khí tốt lành của năm mới trên đường vào nhà sẽ bị chặn lại, hao tán đi, khiến gia đình đó không được may mắn, thành công, hạnh phúc.

Những phong tục cổ truyền của người Nam Bộ vào dịp Tết giờ có lẽ cũng dần dần được đơn giản hơn cho phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, những nét đặc trưng nhất vẫn được duy trì và trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây./.


TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

21/03/2016

Nhiếp ảnh gia người Pháp - Réhahn Croquevielle lại khiến người xem ngây ngất với phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

29/03/2016

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Một ngày bình thường ở Nam Du

Một ngày bình thường ở Nam Du

08/04/2016

Một ngày thôi, với quần đảo còn nguyên nếp sống của một vạn chài với những con người chất phác hòa trộn nét hồn hậu của người dân Tây Nam bộ, để thấy Nam Du xa xôi gần gũi đến nhường nào

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

21/04/2016

Dưới đây là những bãi biển tuyệt đẹp để bạn có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4 cùng gia đình, bạn bè.

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

25/04/2016

Không ít du khách khẳng định như vậy chỉ sau một lần đặt chân đến hòn Mây Rút, cách thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 10km về phía tây nam.

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

02/06/2016

Nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ Urs Zihlmann có chuyến đi 5 ngày tới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, và chụp được nhiều bức ảnh đẹp. Chuyến đi được lấy cảm hứng từ những bức ảnh trong cuộc thi nhiếp ảnh thế giới.

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

03/06/2016

Huyện đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km, được thiên nhiên ban tặng phong cảnh đẹp, các bãi biển, bãi tắm hoang sơ. Du lịch Phú Quý có các dịch vụ trên biển bằng ca nô, câu cá gắn với tham quan các đảo như hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Hải, hòn Bố, núi Cao Cát, chùa Linh Sơn, miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Mộ Thầy...

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

07/06/2016

Ninh Chữ, Vĩnh Hy, làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á, Hang Rái, biển Bình Tiên, Cà Ná, núi Chúa, tháp Chăm Poklong, Bầu Trúc .. là những điểm đến tuyệt đẹp của Phan Rang.

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

11/06/2016

Được bao bọc bởi rừng thông thơ mộng, Dinh I, nơi vua Bảo Đại từng ở, mang kiến trúc châu Âu cổ kính với những ô cửa mái vòm và hàng ghế sắt đặt dọc lối đi trong khuôn viên. Đi tham quan ở đây sẽ cho du khách cảm giác hoài cổ - Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

13/06/2016

Ngoài những vườn cây trái chín rộ như đang mời gọi lữ khách, du lịch miền Tây mùa hè bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, không giống với bất cứ vùng đất nào khác ở Việt Nam.