Tết đến lại nhớ đòn bánh tét quê nhà

20/12/2017

Khi hoa mai vàng nở đầu ngõ, cánh én liệng ngang trời, khi những làn gió của mùa xuân se lạnh lướt qua, thì lòng người lữ khách lại bâng khuâng khó tả, lại hướng về những ngày Tết đoàn viên, cùng quây quần sum họp bên nồi bánh Tét đượm lửa hồng ấm cúng.

 


 

Không biết tự bao giờ, đòn bánh Tét đã trở thành món ăn truyền thống và việc gói bánh Tét cũng trở thành một trong những phong tục ngày Tết không thể thiếu của mỗi gia đình miền Nam Bộ. Người dân ở đây còn lưu truyền câu ca dao:

“Chim kêu ba tiếng ngoài sông
Mau lo lựa nếp hết đông tết về”

Lo lựa nếp để gói bánh tét trước cúng ông bà tổ tiên, kế biếu bà con lối xóm, sau cùng để ăn cho ba ngày tết. Do vậy, món bánh tét ngày Tết là loại bánh không thể thiếu được vào dịp xuân về, là nét văn hóa ẩm thực tiêu biểu của người Việt ở Nam bộ. Vì thế, một số người mới cho rằng cách gọi bánh tét có thể được đọc trại âm từ bánh tết mà ra.

Nói là bánh tét ngày tết, nhưng dân Nam bộ chia làm 2 loại: Bánh tét mặn và bánh tét ngọt.
Bánh tét mặn là loại bánh tét có nhân đậu xanh với mỡ, thịt ba rọi, một số nơi còn thêm hột vịt muối. Còn bánh tét ngọt gồm bánh tét nước tro, bánh tét nhân chuối, nhân đậu xanh,…

Bánh tét mặn được làm phổ biến vào dịp tết. Người ta chọn mỡ heo hay thịt ba rọi còn tươi, rửa sạch và để ráo nước. Khi gói bánh thì để thịt, mỡ trên lớp đậu xanh. Nếu gói bằng thịt ba rọi, khi cắt bánh, phần chính giữa vừa trong vừa đục, trông rất bắt mắt. Còn bánh tét nhân mỡ thì phần mỡ trong vắt mới ngon. Ở Tiền Giang, khi làm bánh tét nhân mỡ, mấy bà lấy mỡ ướp với tí đường, củ hành tím rồi phơi trong thau nhôm chừng 5 đến 6 tiếng. Mỡ ướp hành tím làm cho nhân không nặng mùi, thơm và dễ ăn, khác với ướp tỏi. Phơi mỡ trong thau nhôm để lấy nhiệt cho mỡ dễ chín, săn chắc.
Mấy ngày tết, sợ ăn bánh tét mặn ngán, bà con còn gói thêm bánh tét ngọt để ăn thêm, đặc biệt ở một số gia đình ăn chay. Bánh tét ngày Tết bằng nước tro là loại bánh mà nếp được ngâm với nước tro tàu, phần nhân gồm đậu xanh xào chung dừa nạo. Bánh có mùi thơm lạ, màu hơi đen, ăn rất ngon. Gọi bánh tét chuối vì phần nhân được làm bằng chuối. Người ta chọn loại chuối xiêm chín rục làm nhân. Khi cắt bánh, phần nhân có màu đỏ thẫm, vị ngọt tự nhiên.


Ở miệt Bến Tre còn có loại bánh tét không nhân. Bánh được làm toàn bằng nếp trộn chung với đậu đen hay đậu phộng và nước cốt dừa, ăn rất béo và thơm. Còn ở Tiền Giang, cũng bánh loại này, mấy bà còn cho thêm chuối xiêm chín đã bóp nhỏ vào hỗn hợp đậu, nếp, nước cốt dừa, đậu đen rồi mới gói. Khi cắt ra, bánh gồm nhiều màu, rất bắt mắt và có vị ngọt của chuối, vị bùi của đậu, vị béo của nước cốt dừa, vị dẻo của nếp.

Ở Nam bộ, khi ăn, bánh tét ngày Tết thường được dùng chung với dưa kiệu, dưa muối cho đỡ ngán. Có người thích ngọt, khi ăn họ còn cho thêm đường trên mặt bánh. Người ta còn dùng bánh tét thay cơm. Họ chan nước thịt kho tàu dầm tí ớt, trộn thêm dưa giá hay dưa kiệu để ăn chung với bánh. Ăn kiểu này thì ngon và hết sẩy! Vị béo, ngọt của bánh cùng vị chua chua của dưa giá, dưa kiệu và vị mặn mặn, cay cay của nước thịt kho tàu tạo nên một hương vị khó tả và nhớ mãi. Mấy bà nội trợ ở Tiền Giang còn làm thêm món củ cải trắng ngâm với nước tương hoặc nước mắm, bỏ trong hủ sành để ăn kèm với bánh tét.

Bánh tét ở Nam bộ có một số loại rất ngon, nổi tiếng, ăn thì khỏi chê, biếu rất sang như: Bánh tét Trà Cuôn (Trà Vinh), Bánh tét lá cẩm (Cần Thơ) và bánh tét Tiền Giang.

Bánh tét Trà Cuôn có gốc tích từ xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Phần nếp bánh có màu xanh, nhân đậu xanh, trong cùng là thịt mỡ và hột vịt muối. Phần nếp có màu xanh do được làm từ nước lá chùm ngót giã nhuyễn trộn vào. Đây được cho là cách làm bánh tét của người Khmer Trà Vinh. Theo người dân Cần Thơ cho biết bánh tét lá cẩm có nguồn từ gia tộc họ Huỳnh ở Bình Thủy. Dòng họ này đã làm cho bánh độc đáo hơn bằng cách nấu lá cẩm lấy nước, sau đó cho nước hòa chung với nếp. Do đó,khi cắt bên ngoài,bánh có màu tím than, phần nhân có màu vàng của đậu, màu hồng của thịt, màu trắng của mỡ và màu đỏ của trứng vịt muối, trông rất đẹp và duyên dáng. Còn bánh tét Tiền Giang có nhân thịt ba rọi, tôm khô và hột vịt. Do nếp được ngâm nước lá dứa, nên khi ăn bánh có mùi thơm nhẹ.


Bánh tét Trà Cuôn


Ngày Xuân, mọi thành viên trong gia đình về đoàn tụ và được thưởng thức những khoanh bánh tét thơm ngon mới thấy hết giá trị của không khí gia đình truyền thống và ý nghĩa Tết cổ truyền của dân tộc. Màu xanh của lá, mùi thơm của nếp, của lá dứa, vị ngọt bùi của nhân đậu, thịt sẽ là hương vị đậm đà khó quên cho mỗi người, nhất là đối với du khách đã một lần ghé thăm và ăn Tết với người dân Nam Bộ.


TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

21/03/2016

Nhiếp ảnh gia người Pháp - Réhahn Croquevielle lại khiến người xem ngây ngất với phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

29/03/2016

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Một ngày bình thường ở Nam Du

Một ngày bình thường ở Nam Du

08/04/2016

Một ngày thôi, với quần đảo còn nguyên nếp sống của một vạn chài với những con người chất phác hòa trộn nét hồn hậu của người dân Tây Nam bộ, để thấy Nam Du xa xôi gần gũi đến nhường nào

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

21/04/2016

Dưới đây là những bãi biển tuyệt đẹp để bạn có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4 cùng gia đình, bạn bè.

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

25/04/2016

Không ít du khách khẳng định như vậy chỉ sau một lần đặt chân đến hòn Mây Rút, cách thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 10km về phía tây nam.

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

02/06/2016

Nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ Urs Zihlmann có chuyến đi 5 ngày tới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, và chụp được nhiều bức ảnh đẹp. Chuyến đi được lấy cảm hứng từ những bức ảnh trong cuộc thi nhiếp ảnh thế giới.

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

03/06/2016

Huyện đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km, được thiên nhiên ban tặng phong cảnh đẹp, các bãi biển, bãi tắm hoang sơ. Du lịch Phú Quý có các dịch vụ trên biển bằng ca nô, câu cá gắn với tham quan các đảo như hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Hải, hòn Bố, núi Cao Cát, chùa Linh Sơn, miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Mộ Thầy...

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

07/06/2016

Ninh Chữ, Vĩnh Hy, làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á, Hang Rái, biển Bình Tiên, Cà Ná, núi Chúa, tháp Chăm Poklong, Bầu Trúc .. là những điểm đến tuyệt đẹp của Phan Rang.

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

11/06/2016

Được bao bọc bởi rừng thông thơ mộng, Dinh I, nơi vua Bảo Đại từng ở, mang kiến trúc châu Âu cổ kính với những ô cửa mái vòm và hàng ghế sắt đặt dọc lối đi trong khuôn viên. Đi tham quan ở đây sẽ cho du khách cảm giác hoài cổ - Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

13/06/2016

Ngoài những vườn cây trái chín rộ như đang mời gọi lữ khách, du lịch miền Tây mùa hè bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, không giống với bất cứ vùng đất nào khác ở Việt Nam.