Ý nghĩa của phong tục lì xì ngày Tết

07/02/2018

Tết vui, Tết sum vầy, Tết là phải có bánh chưng, bánh Tét. Nhưng Tết cũng không thể thiếu chuyện mừng tuổi cho nhau, chúc nhau may mắn, sức khỏe, giàu có, sung túc. Từ trẻ con, người già, thậm chí là những người trung tuổi đều được nhận phong bao lì xì thể hiện sự may mắn.



Tục lệ lì xì đầu năm vốn tồn tại từ lâu, nguồn gốc của phong tục này cũng được thêu dệt ra khá nhiều câu chuyện. Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.

>>> Tour du lịch dịp tết nguyên đán

Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.

Lại có câu chuyện kể rằng tiền lì xì được biến thể từ tục “đặt áp tế tiền” - là những đồng tiền được xâu bằng chỉ đỏ, buộc lại theo hình con rồng hoặc thanh kiếm để ở giường hoặc nôi với mục đích chống tà ma, bảo vệ giấc ngủ cho trẻ nhỏ. Theo thời gian, mọi người để tiền trong những bao giấy màu đỏ để trao cho nhau vào dịp năm mới với ý nghĩa chúc nhau sung túc, khỏe mạnh, an khang. Lì xì từ đó trở thành phong tục không thể thiếu trong những ngày đầu năm mới. Dù có bao nhiêu “dị bản”, phong tục trao lì xì đầu năm luôn gắn liền với mong ước sức khỏe dồi dào cho những người thân yêu.


Đã từ rất lâu, lì xì trở thành một tục lệ không thể thiếu trong những ngày Tết. Mừng tuổi không giới hạn trong ngày mùng 1 mà còn có thể kéo dài sang ngày mùng 2, 3 cho tới mùng 10. Trong suốt những ngày Tết này, có lẽ, điều mà những đứa trẻ luôn chờ đợi và háo hức nhất là được người lớn tặng cho một chiếc bao lì xì đỏ chót, bên trong chứa những đồng tiền xanh đỏ đẹp mắt khiến chúng vui vẻ và hạnh phúc hơn bao giờ hết. 

Phong bao lì xì mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và tốt đẹp. Phong bao là tượng trưng cho sự kín đáo, không so bì hơn thua, để tránh dẫn đến những xích mích không đáng có. Màu đỏ của chiếc bao lì xì tượng trưng cho màu như ý, cát tường, thịnh vượng trong suốt cả năm. Ngoài ra, đó cũng được coi là màu của niềm hy vọng và sự may mắn. Người được nhận lì xì luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Cứ vào mỗi sáng mùng 1, sau khi dậy sớm và diện những bộ quần áo đẹp, người lớn và trẻ con lần lượt ra chúc tết, chúc thọ và biếu lì xì cho ông bà, bố mẹ. Sau đó, người lớn sẽ tặng cho những đứa trẻ những chiếc bao lì xì đựng tiền cùng với lời chúc mong muốn sự hạnh phúc và tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt một năm. 

Không chỉ vậy, lì xì còn được mang tặng cho họ hàng, láng giềng và những người quen biết thay cho lời chào, lời chúc sức khỏe và mong một năm mới an lành, phát tài phát lộc. 
Số tiền trong mỗi bao lì xì dù ít hay nhiều đều được coi là món quà tinh thần trong dịp đầu năm mới, có ý nghĩa biểu trưng cho một năm mới tốt đẹp và sung túc. Ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở những thông điệp mà nó muốn gửi gắm tới người được nhận. 

Tục mừng tuổi đầu năm đã lưu truyền từ năm này qua năm khác và cho đến tận bây giờ vẫn được gìn giữ. Dù cho thời gian có trôi đi thì sự mong mỏi được nhận chiếc bao lì xì trong ngày đầu năm vẫn không thay đổi, nhất là đối với những đứa trẻ. 

Những chiếc bao lì xì gắn kết mọi người với nhau hơn, là lúc được thể hiện tình cảm, sự hy vọng vào một năm mới ấm áp, an lành và gặp thật nhiều may mắn. Cách đón Tết nay và Tết xưa của người Việt đã có ít nhiều thay đổi, nhưng lì xì vẫn là một nét văn hóa đẹp và không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt Nam.

>>> Tham khảo: TOUR DU LỊCH THÁI LAN TẾT NGUYÊN ĐÁN 2019


TIN TỨC LIÊN QUAN

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

Ngất ngây vẻ đẹp Việt Nam trên trang ảnh nước ngoài

21/03/2016

Nhiếp ảnh gia người Pháp - Réhahn Croquevielle lại khiến người xem ngây ngất với phong cảnh tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam từ Bắc vào Nam.

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

29/03/2016

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Một ngày bình thường ở Nam Du

Một ngày bình thường ở Nam Du

08/04/2016

Một ngày thôi, với quần đảo còn nguyên nếp sống của một vạn chài với những con người chất phác hòa trộn nét hồn hậu của người dân Tây Nam bộ, để thấy Nam Du xa xôi gần gũi đến nhường nào

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

Những bãi biển vạn người mê cho kỳ nghỉ lễ 30/4

21/04/2016

Dưới đây là những bãi biển tuyệt đẹp để bạn có thể tận hưởng kỳ nghỉ lễ 30/4 cùng gia đình, bạn bè.

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

25/04/2016

Không ít du khách khẳng định như vậy chỉ sau một lần đặt chân đến hòn Mây Rút, cách thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 10km về phía tây nam.

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

Sơn Đoòng dưới ống kính nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ

02/06/2016

Nhiếp ảnh gia Thụy Sĩ Urs Zihlmann có chuyến đi 5 ngày tới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, và chụp được nhiều bức ảnh đẹp. Chuyến đi được lấy cảm hứng từ những bức ảnh trong cuộc thi nhiếp ảnh thế giới.

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

Vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ của biển đảo Phú Quý

03/06/2016

Huyện đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km, được thiên nhiên ban tặng phong cảnh đẹp, các bãi biển, bãi tắm hoang sơ. Du lịch Phú Quý có các dịch vụ trên biển bằng ca nô, câu cá gắn với tham quan các đảo như hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Hải, hòn Bố, núi Cao Cát, chùa Linh Sơn, miếu Bà Chúa Bàng Tranh, Mộ Thầy...

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

10 điểm dừng chân tuyệt đẹp ở Phan Rang

07/06/2016

Ninh Chữ, Vĩnh Hy, làng gốm lâu đời nhất Đông Nam Á, Hang Rái, biển Bình Tiên, Cà Ná, núi Chúa, tháp Chăm Poklong, Bầu Trúc .. là những điểm đến tuyệt đẹp của Phan Rang.

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

Nơi tham quan tuyệt đẹp du khách ít biết ở Đà Lạt

11/06/2016

Được bao bọc bởi rừng thông thơ mộng, Dinh I, nơi vua Bảo Đại từng ở, mang kiến trúc châu Âu cổ kính với những ô cửa mái vòm và hàng ghế sắt đặt dọc lối đi trong khuôn viên. Đi tham quan ở đây sẽ cho du khách cảm giác hoài cổ - Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo.

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

9 trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến miền Tây mùa hè

13/06/2016

Ngoài những vườn cây trái chín rộ như đang mời gọi lữ khách, du lịch miền Tây mùa hè bạn sẽ được trải nghiệm rất nhiều điều thú vị, không giống với bất cứ vùng đất nào khác ở Việt Nam.