Văn hóa ẩm thực Thái Lan
22/06/2017
Không chỉ nổi tiếng với lối kiến trúc chùa Vàng độc đáo, đất nước Thái Lan còn mang đến cho thực khách trên thế giới một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc và tinh tế. Mỗi món ăn Thái đều là sự pha trộn tinh tế giữa vị chua, cay, mặn, ngọt và đôi khi có cả vị đắng...
Những nét chung về văn hóa ẩm thực Thái Lan
Văn hóa ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của các loại gia vị, thảo dược và đồ tươi sống để tạo nên một phong cách ẩm thực độc đáo và đặc trưng của người Thái. Chính từ sự kết hợp, kế thừa giữa nền văn hóa Phương Đông và phương Tây : Ấn Độ, Myanma, Trung Quốc, Indonesia…
Giống với người Việt, người Thái cũng sử dụng các loại thảo mộc và rau thơm để chế biến món ăn, vừa lợi sức khỏe vừa tăng mùi vị cho món ăn. Các loại thảo mộc phổ biến như gừng, sả, ớt, chanh, ràu mùi, nghệ tây, đinh hương…
>>>>> DU LỊCH THÁI LAN BANGKOK
Món ăn của người Thái có hương vị đậm đà, sự kết hợp giữa chua, ngọt, mặn và đặc trưng là cay. Có những món ăn khá nóng, cay xé lưỡi, có những món lại chua chua, mặn mặn…Dù các món ăn được chế biến từ các loại gia vị nóng nhưng kết hợp cùng nhiều loại rau quả, thực phẩm tươi ngon, hàm lượng chất béo thấp làm cho món ăn trở nên hài hòa và hấp dẫn hơn. Sả và chanh là 2 gia vị không thể thiếu, vừa có ích cho tiêu hóa vừa sảng khoái tinh thần.
Món ăn càng đặc sắc và hấp dẫn hơn bởi màu sắc từ rau củ quả. Màu đỏ của ớt, màu vàng của nghệ, màu tím củ dền, màu xanh của lá dứa… sự kết hợp của nhiều loại rau củ quả và các loại gia vị khác nhau trong một món ăn làm chúng trở nên bắt mắt, và giàu hương vị.
Đặc trưng 4 vùng miền ẩm thực của Thái
Ẩm thực Thái Lan có sự khác biệt giữa 4 vùng miền, mỗi miền đều có đặc trưng riêng về cách chế biến truyền thống và chịu ảnh hưởng từ ẩm thực cung đình từ xa xưa.
Miền Bắc: Người miền này thường nấu các món ăn vừa chín tới, ít gia vị nồng, ít cay và không có nhiều vị ngọt và cay, chịu ảnh hưởng từ nền ẩm thực của Myanmar. Vì thế xôi là món ăn được ưa thích và cùng nhiều loại nước chấm ( namprik noom, maprik ong, namprik dang), các loại súp cay khác nhau ( ang hangle, gang hoh, gang kae). Các món ăn phổ biến: kaeng hang le: món cà ri chế biến từ thịt lợn, gừng, me, nghệ và món khao soy: cà ri nấu với mì trứng, thịt cùng hành tây, bắp cải dầm dấm và lá chanh thái chỉ. Người miền Bắc chuộng thịt lợn nhất rồi mới đến bò, gà, vịt, chim… hải sản rất ít.
>>>>> HƯỚNG DẪN KINH NGHIỆM ĐI DU LỊCH THÁI LAN
Miền Đông Bắc: Người Đông Bắc thích ăn thịt rán như cóc, thằn lằn, rắn, chuột đồng, kiến đỏ, côn trùng…, bên cạnh đó thịt lợn, bò, gà cũng được ưa thích. Vì có chút ảnh hưởng từ văn hóa Lào, xôi là món ăn chính, ăn cùng với thịt, tiết lợn, cá nướng, gà nướng...cá nước ngọt là thực phẩm cung cấp protein chủ yếu của miền này.
Miền Trung: miền ẩm thực phong phú và ngon nhất từ các vùng ở Thái, người miền Trung thích ăn cơm gạo tẻ thơm, kèm với 3-5 món cà ri đỏ Thái, canh chua, rau, nước mắm, cá, trứng rán kiểu Thái, thịt lợn. Có một điều đặc biệt là các món ăn được chế biến theo phong cách hoàng gia, rất cầu kỳ và phức tạp. Món ăn thường được nấu mềm như và thiên về độ ngọt, trình bày cũng khá chỉnh chu.
Miền Nam: ẩm thực có nét đặc trưng là cay, đến rất cay và phổ biến về hải sản tươi sống như tôm, cá, tôm hùm, cua, mực ống, sò, trai…Vì chịu ảnh hưởng bởi ẩm thực Ấn Độ và Indonesia như mãn kaeng matsaman, món cà ri mang phong cách Ấn nấu cùng bạch đậu khấu, đinh hương, quế và những xiên thịt nướng với nước xốt cay bắt nguồn từ Indonesia.